Đời người ai cũng có bệnh, có khổ nạn. Tuy nhiên, nghiền ngẫm 7 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn trường thọ, hạnh phúc từng ngày. Tất cả đều được đúc rút trong 3 chữ.
1. Thân muốn động, tâm vẫn tĩnh (Tâm thanh tịnh)
Đối mặt với công tác xã hội cùng gánh nặng gia đình, sao có thể làm cho bạn thanh thản được đây?
Phương pháp là: Dùng trí huệ để xử lý hết thảy sự tình, chứ không phải dùng cảm xúc; chỉ có dùng trí huệ bạn mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề. Nếu không cũng chỉ được mặt này mà mất mặt kia, được lòng người này mất lòng người khác.
Trí huệ có được là nhờ vào việc tu dưỡng tâm tính mà cảnh giới tinh thần thăng hoa. Chỉ có không nghĩ cho bản thân, vì lợi ích người khác trước thì bạn mới có tất cả.
2. Không đi ngược lẽ tự nhiên (Thuận tự nhiên)
Ví như mọi người thường nói: “xuân che thu đống, bách bệnh không sinh”, cái này thực tế là nhắc nhở bạn vào mùa xuân cần giữ ấm cơ thể bằng việc mặc đủ kín đáo, còn mùa thu nóng lạnh thất thường cần chú ý tránh lạnh đột ngột mà chủ quan không mang theo áo ấm.
Sống giữa thiên nhiên, nếu như một cái cây làm trái quy luật tự nhiên, nhất định phải mùa đông nẩy mầm sinh trưởng, chờ đợi nó đúng là tử vong.
3. Đừng nuông chiều chính mình (Tự ước thúc)
Bạn cần phải khoan dung với người khác nhưng lại cần cưỡng chế bản thân. Không thức quá khuya, không lười rèn luyện thân thể, đoạn đường ngắn có thể đi bộ thì không cần ngồi xe.
Về phần ăn uống, ăn chay là chủ đạo, nhưng cũng không cấm tuyệt đối ăn thịt. Bữa sáng, cơm trưa tương đối phong phú, cơm tối lại cần tương đối giản đơn, duy trì mỗi tuần 1 lần bỏ 1 bữa tối, để cho dạ dày cũng được nghỉ ngơi “cuối tuần”.
4. Đừng cái gì đều trông cậy vào bác sĩ (Tự lực cường)
Bác sĩ cũng không phải toàn tài, rất nhiều bệnh tật cũng không thể giải quyết căn bản vấn đề và bạn có để ý bác sĩ chuyên khoa nào thì hay bị mắc bệnh chuyên khoa đó không?
Vậy nhưng rất nhiều người hoàn toàn đem sức khỏe bản thân giao phó hết cho bác sĩ, không chú trọng dưỡng sinh bảo vệ sức khoẻ, thật sự là một sai lầm lớn. Chẳng phải có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bác sĩ cũng luôn khuyên bạn như vậy.
Người xưa cũng khuyên rằng: “Thượng công bất trì dĩ bệnh trì vị bệnh, bất trì dĩ loạn trì vị loạn, bệnh dĩ thành nhi hậu dược chi, loạn dĩ thành nhi hậu trì chi, thí do khát nhi xuyên tỉnh, đấu nhi chú trùy, bất diệc vãn hồ?”
Nghĩa là bệnh đã khởi phát rồi mới đi tìm thuốc chữa, đây giống như miệng khát rồi mới đi đào giếng, kết quả chết vì khát mà giếng vẫn chưa đào xong; cần phải đi chiến đấu, mới phát hiện ngay cả binh khí cũng chưa có, chạy đi đúc chuỳ, như vậy có phải đã quá muộn màng rồi không! Nhất định phải coi trọng việc ‘phòng ngự’.
Người khát thì uống nước, đói bụng ăn cơm, đây đều là cơ thể tự điều chỉnh chức năng sinh lý. Sâu bên trong còn có hệ thống miễn dịch, cân bằng nội tiết tố mà ta không ý thức được. Tất cả đều là bản năng tự nhiên, bẩm sinh do thiên nhiên ban tặng. Có nó như có thần hộ mệnh, nếu mất đi thì cơ thể sẽ bị rối loạn, có thể dẫn đến các bệnh tự miễn, ung thư… ta tự phá ta, thật sự vô phương cứu chữa.
Khi đến bệnh viện, bác sĩ trong trình trị liệu, phần lớn là thông qua xúc tiến khả năng tự khôi phục của cơ thể mà đạt tới hiệu quả trị liệu. Nên không có gì ngạc nhiên khi ông tổ ngành y Hippocrates nói: hãy để thức ăn của bạn là thuốc và người thầy thuốc giỏi là người ít sử dụng thuốc nhất.
Điều này không phải phủ nhận hoàn toàn vai trò của thầy thuốc mà đối với từng cá thể bệnh nhân, bác sĩ sẽ là trợ lý, cố vấn còn bệnh nhân nên là “bác sĩ chính” vì chỉ có chính mình mới có thể hiểu rõ mình nhất. Với các bệnh mà phải chung sống cả đời như viêm mũi, hen suyễn, cao huyết áp, tiểu đường… điều này càng thể hiện rất rõ.
6. Khống chế được cảm xúc sẽ khống chế vận mệnh bản thân (Chủ cảm xúc)
Sinh có hạn, tử bất kỳ nhưng học được cách khống chế cảm xúc, có thể nắm giữ vận mệnh của mình. Người mà thiếu khuyết cảm xúc (vô tình như người máy) hay không biết điều tiết khống chế, thành viên trong gia đình đó sẽ ma sát không ngừng; đồng nghiệp sẽ đấu đá lẫn nhau…
Cái này có lẽ không chỉ ở sự nghiệp, quan hệ người với người sẽ khó khăn trùng trùng điệp điệp, mà đối với sức khoẻ bản thân cũng sẽ tạo thành vô cùng vô tận rắc rối, hoặc là âm thầm lặng lẽ hoặc là bộc phát tức thì.
Những yếu tố cảm xúc tiêu cực: tức giận, phẫn nộ, kinh hãi, bi ai, buồn rầu.. đều khiến cho hoạt động của cơ quan nội tạng, sinh lý cơ thể ảnh hưởng. Chẳng phải bạn đã rơi vào hay chứng kiến tình trạng sơn hào hải vị bày ngay trước mặt mà chẳng buồn động đũa vì tâm trạng phiền muộn hay sao.
Nên có thể nhấn mạnh:
Con người có tình đó là bản năng, người có thể khống chế cảm xúc là bản lĩnh.
Có tiền có sức khỏe, tiền của người gọi là Tài Sản; nhưng có tiền mà không khỏe mạnh thì tiền của người gọi là Di Sản. Chỉ khi sắp chết mới biết được mọi sự đều là hư không, tiền tài danh lợi hết thảy đều là bong bóng, chỉ hối hận lúc trước không chú trọng sinh hoạt lành mạnh mà cậy có tiền ăn chơi trác táng hoặc lao lực vì nó mà sống.
Theo:daikynguyenvn